Bật mí những thông tin cần biết về vải Acrylic

Các yếu tố thời tiết gây ảnh hưởng đáng kế cho mái che ngoài trời. Chúng khiến vải bạt dễ phai màu thậm chí hư hỏng. Vì vậy, việc lựa chọn chất liệu vải bạt là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm. Acrylic là một trong những chất liệu vải chuyên dụng được nhiều người ưa chuộng. Vậy vải sợi Acrylic có đặc điểm gì nổi bật? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về chất liệu này trong bài viết dưới đây nhé!

Mục lục bài viết

1. Vải Acrylic là gì?

Acrylic là loại vải được tạo nên từ một loại polymer tổng hợp có tên Acrylonitrile. Chất liệu này được sản xuất bằng cách cho phản ứng than hoặc hóa chất dầu mỏ với một số hóa chất khác nhau để tăng thêm đặc tính cho thành phẩm. Hiện tại, Acylic được sử dụng rộng rãi trong ngành may mặc, nội thất, đồ trang trí…

"Giới

2. Ưu và nhược điểm của vải Acrylic.

2.1. Ưu điểm.

2.1.1. Độ bền màu tốt.

Khác với chất liệu vải khác, Acylic được nhuộm màu bằng phương pháp “Solution Dyed” (nhuộm từ trong ra ngoài). Với phương pháp này, quá trình tạo màu diễn ra trước khi sợi được tạo ra. Dung dịch Acrylic lỏng được trộn với thuốc nhuộm, màu sẽ thấm vào phần giữa của sợi và hòa quyện bên trong cũng như ở bên ngoài.

Vì vậy, vải sẽ có độ bền màu tốt hơn dưới ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Một nghiên cứu chỉ ra rằng vải Acrylic có thể chịu được ánh mặt trời trực tiếp hoặc mưa to liên tục trong 2000 giờ mà không bị phai màu. Đây là một ưu điểm tuyệt vời mà ít chất liệu vải nào có thể có được.

>>>Xem thêm:

2.1.2. Trọng lượng nhẹ.

Ngoài các đặc điểm về độ bền, vải Acrylic còn có một ưu điểm khác đó là có trọng lượng nhẹ, thậm chí là siêu nhẹ. Vậy nên, người tiêu dùng thường ưa chuộng các sản phẩm được làm từ chất liệu Acylic hơn là các chất liệu khác. 

Vải Acrylic nhẹ

Trọng lượng nhẹ.

2.1.3. Chống tia cực tím tốt

Vải acrylic không chỉ mang lại vẻ ngoài và cảm giác tự nhiên, bản thân polyme của sợi còn có khả năng chống phân hủy do tia cực tím vốn có, vượt trội so với các loại sợi khác như polypropylene, olefin và polyester. Do đó, chất liệu này đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người sử dụng.

2.1.4. Khả năng chống nước, nấm mốc tốt 

Vì những loại vải này được làm từ sợi tổng hợp nên chúng đều có khả năng chống nấm mốc. Ngoài ra trong quá trình sản xuất, vải được xử lý bằng lớp hoàn thiện chống thấm nên có khả năng chống nước hiệu quả và mặt vải thoáng, mềm mại.

Khả năng chống nước, nấm mốc tốt 

Khả năng chống nước, nấm mốc tốt

2.1.5. Khả năng nhuộm nổi bật và ấn tượng

Các loại sợi vải tự nhiên thường có nhược điểm khó nhuộm màu nhưng với sợi vải nhân tạo, trong đó có Acrylic, chúng đã được cải thiện và trở thành ưu điểm của chất liệu này. Chúng cho phép các nhà sản xuất nhuộm màu rất dễ dàng, cho ra thành phẩm lên màu rất đẹp. Nhờ đó, các nhà thiết kế có thể tự do sáng tạo và người tiêu dùng cũng có nhiều lựa chọn màu sắc hơn.

2.1.6. Dễ vệ sinh

Ngoài ra trong quá trình sản xuất, vải được xử lý bằng lớp hoàn thiện chống bám bẩn và thấm nước. Lớp hoàn thiện này cho phép vải có khả năng tự làm sạch, nước dễ dàng trượt trên toàn bộ khu vực, cuốn theo bất kỳ vết bẩn, chất lỏng nào có thể có trên bề mặt, giúp việc bảo trì và vệ sinh dễ dàng hơn.

Tất cả các vết bắn, vết bẩn khô và tràn có thể được loại bỏ dễ dàng bằng vải sạch hoặc bàn chải cọ rửa.

Vải Acrylic dễ vệ sinh

Dễ vệ sinh

2.2. Nhược điểm

2.2.1. Bị biến đổi khi tiếp xúc nhiệt độ cao

Khi gặp nhiệt độ cao, vải nhanh chóng bị biến đổi màu, chất lượng giảm sút nhanh chóng. Do đó, nếu bạn đang sử dụng chất liệu Acrylic cần đặc biệt chú ý đến nhược điểm này, tránh ảnh hưởng đến chất lượng.

2.2.2. Chưa thân thiện môi trường

Cho đến nay, việc sử dụng vải Acrylic vẫn có nhiều thảo luận xoay quanh về vấn đề môi trường. Quá trình sản xuất Acrylic gây ảnh hưởng đến môi trường. Thực tế, chỉ có 5% chất không tốt được tái chế lại, đồng nghĩa với việc những chất độc hại còn lại đã thải ra bên ngoài, tác động tiêu cực đến môi trường. Hơn nữa, loại vải này cũng có thành phần chủ yếu từ polyme, không thể phân hủy sinh học, đây cũng là nhược điểm chung của các loại vải tổng hợp.

Chưa thân thiện môi trường

Chưa thân thiện môi trường

3. Ứng dụng phổ biến của vải Acrylic.

3.1. Mái che

Nhờ độ bền màu cao, khả năng chống nước, chống bụi bẩn và tia cực tím hiệu quả nên Acrylic được sử dụng nhiều trong lĩnh vực sản xuất mái che ngoài trời. Giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực của thời tiết ảnh hưởng đến nội thất công trình. Ngoài ra, gia chủ có thể vệ sinh một cách dễ dàng sau thời gian dài sử dụng mà không sợ phai màu.

3.2. May mặc

Sợi vải Acrylic được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là làm quần áo. Nhờ có độ bền tốt, trọng lượng nhẹ và màu sắc đa dạng nên Acylic là chất liệu tuyệt vời dùng để may đồng phục thể thao. Đặc biệt, khi Acrylic kết hợp với Cotton sẽ làm tăng khả năng thấm hút mồ hôi, đem lại cảm giác thoải mái cho người mặc khi vận động. Bên cạnh đó, Acrylic còn được ứng dụng trong may mặc các sản phẩm chống nước như dù, áo mưa, bạt,..

3.3. Trang trí nội thất, ngoại thất

Với những tính chất như khả năng chống thấm, chống nhăn, cách nhiệt tốt,… Acrylic được sử dụng để may vỏ chăn ga, gối, nệm hay rèm cửa… Các sản phẩm này thường có tuổi thọ khá tốt nên được nhiều người tin dùng. Không chỉ nội thất, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng vải 100% Acylic là chất liệu ưu việt để sản xuất sản phẩm ngoài trời.

Ứng dụng của Acrylic trong trang trí nội thất, ngoại thất

Ứng dụng của Acrylic trong trang trí nội thất, ngoại thất

Trên đây là những thông tin cụ thể về vải Acrylic mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về loại vải “thần thánh” này!

0931.34.34.68