Sự cố thường gặp khi sử dụng mái hiên cảm biến tự động

Mái hiên cảm biến tự động là mẫu mái che tuyệt vời dành cho ngôi nhà của bạn, chúng cho phép bạn tận hưởng không gian ngoài trời bất chấp thời tiết nắng mưa. Không chỉ vậy, nó còn tạo điểm nhấn riêng biệt và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng cho ngôi nhà. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ vật dụng nào khác, mái hiên cũng sẽ xảy ra lỗi hoặc sự cố không mong muốn trong quá trình sử dụng. Hôm nay, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những sự cố thường gặp khi sử dụng mái hiên cảm biến tự động và cách khắc phục chúng, cùng tham khảo nhé!

Mục lục bài viết

1. Vải bạt nhăn hoặc bị chùng – Sự cố khi sử dụng mái hiên tự động

Tình trạng vải bạt nhăn hay bị trùng không còn là vấn đề xa lạ khi sử dụng mái hiên cảm biến. Vấn đề này xảy ra khi độ ẩm không khí cao khiến sản phẩm hấp thu nước nở ra hoặc xảy ra lỗi trong quá trình thi công. Điều này làm ảnh hưởng đến tuổi thọ bạt và tính thẩm mỹ của toàn bộ không gian công trình.

Vải bạt nhăn hoặc bị chùng - Sự cố khi sử dụng mái hiên tự động

Vải bạt nhăn hoặc bị chùng

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thu mái sửa lại sao cho căng nhất rồi kéo ra vào ngày những ngày trời nắng. Nên nhớ thắt chắc chốt để tránh tình trạng rơi chốt ra ngoài. Trong trường hợp lỗi do thi công, bạn nên liên hệ với đơn vị thi công để nhân viên kỹ thuật đến xử lý cho bạn.

2. Bạt bị ố màu, bẩn, nấm mốc – vấn đề thường gặp của mái hiên sau thời gian sử dụng.

Vấn đề mà các sản phẩm mái hiên cảm biến tự động thường xuyên gặp phải đấy chính là phần mái bạt bị rêu phong, nấm mốc phát triển gây hư hỏng phần bạt hoặc làm bạt ố màu, gây ảnh hưởng trực tiếp đến vẻ bề ngoài của ngôi nhà, khiến mái hiên trở nên mất thẩm mỹ trong mắt người sử dụng cũng như khách đến chơi.

Để có thể khắc phục được sự cố này, bạn nên vệ sinh phần vải bạt thường xuyên định kỳ bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng hoặc các dụng cụ chuyên dụng cho mái bạt để bảo đảm mái hiên luôn được sử dụng trong tình trạng tốt nhất.

3. Khung bạt bị gỉ sét – sự cố khi sử dụng mái hiên

Phần khung là bộ phận quan trọng nâng đỡ mái bạt. Thông thường, phần khung sẽ được làm từ chất liệu sắt, inox hoặc hợp kim nhôm nhằm đảm bảo độ chắc chắn, tính thẩm mỹ cho sản phẩm. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, dưới ảnh hưởng của tác động thời tiết, khung chất lượng thấp, không vệ sinh định kỳ…khiến cho khung bạt dễ bị hỏng và gỉ sét

Khung bạt bị gỉ sét - sự cố khi sử dụng mái hiên

Khung bạt bị gỉ sét

Trong trường hợp này, bạn nên cẩn thận ngay từ khâu lựa chọn khung mái, nên ưu tiên chọn khung hợp kim nhôm không gỉ. Ngoài ra, bạn cần tiến hành vệ sinh, bảo dưỡng định kỳ 3 đến 6 tháng để mái hiên được hoạt động ổn định và có tuổi thọ lâu dài.

4. Bạt bị rách hoặc thủng – lỗi hay xảy ra khi sử dụng mái hiên

Với trường hợp này thường là sẽ có tác động cực mạnh của tự nhiên hoặc do tác động của con người hoặc do sản phẩm kém chất lượng. Nếu vết rách hoặc vết thủng nhỏ, bạn có thể tìm kiếm đơn vị sửa chữa mái bạt nhờ họ vá lại. Đây là giải pháp tối ưu đối với sản phẩm mái hiên tự động mới lắp đặt, giúp bạn tiết kiệm chi phí.

Nếu vết rách quá lớn không thể sử dụng được nữa, tốt nhất bạn nên liên hệ trực tiếp với các đơn vị cung cấp mái hiên tự động để họ có thể mang mái bạt đến thay thế. Bạn vẫn có thể sử dụng lại bộ khung đỡ cũ để giảm thiểu chi phí sửa chữa và thay mới.

5. Vải bạt phai màu – sự cố khi sử dụng mái hiên

Đây là vấn đề thường gặp sau một thời gian sử dụng mái hiên tự động. Vải bạt mái hiên thường được làm từ chất liệu chuyên dụng ngoài trời như Acrylic, Polyester, PVC… Tuy nhiên, dù có lớp bảo vệ nhưng việc tiếp xúc với nắng, mưa và các yếu tố khác từ môi trường bên ngoài trong một thời gian dài, sẽ khiến bạt bị phai màu.

Vải bạt phai màu

Vải bạt phai màu

Mặt khác, việc chọn phải chất liệu bạt không phù hợp, kém chất lượng cũng sẽ khiến bạt xuống màu một cách nhanh chóng.Tình trạng này làm giảm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà của bạn.

Vì vậy, việc bạn cần làm là nhờ chuyên gia tư vấn chất liệu bạt phù hợp nhất với điều kiện thời tiết và không gian ngôi nhà để đảm bảo chất lượng bạt ngay từ đầu. Trường hợp bạt đã bị phai màu nghiêm trọng, thay thế bạt khác là giải pháp tốt nhất nhằm duy trì tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

>>>Xem thêm:

6. Remote điều khiển không hoạt động – sự cố rắc rối khi sử dụng mái hiên

Trong trường hợp này, bạn cần kiểm tra pin remote trước tiên:

  • Nếu đèn trên remote sáng yếu tức là pin remote không đủ dung lượng để hoạt động, lúc này, bạn cần thay phin mới để remote hoạt động lại như bình thường.
  • Nếu đèn báo pin của remote vẫn sáng chứng tỏ dung lượng pin còn nhiều, mà vẫn không điều khiển được. Bạn cần mở nắp hộp điều khiển ra, điều chính vị trí pin để remote có thể nhận tín hiệu hoạt động.

Nếu bạn đã thực hiện 2 bước trên mà remote vẫn không hoạt động lại và không sử dụng được thì bạn cần đem đến các cơ sở sửa chữa remote hoặc liên hệ với bên đơn vị cung cấp sản phẩm để bảo hành

7. Động cơ điện ngừng hoạt động – Vấn đề phức tạp khi sử dụng mái hiên.

Mái hiên có thể thu vào hoặc mở ra được nhờ có động cơ. Động cơ gặp trục trặc là trường hợp khá phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, cụ thể có thể kể đến như: quá tải nhiệt, bị cháy, đứt dây hay dây bị đoản mạch…

Động cơ điện ngừng hoạt động - Vấn đề phức tạp khi sử dụng mái hiên.

Động cơ điện ngừng hoạt động

Việc sử dụng kéo dài hoặc ra vào nhiều lần liên tiếp khiến động cơ bị nóng quá mức nên tạm thời tắt. Bạn cần đề động cơ nguội trong vòng 10 phút đến 15 phút rồi thử lại. Đối với trường hợp phức tạp hơn, bạn nên gọi cho đơn vị cung cấp sản phẩm nhờ họ trợ giúp. Nhân viên kỹ thuật sẽ kiểm tra động cơ, xác định vấn đề và xử lý chúng cho bạn.

8. Đứt cáp cánh tay đòn – sự cố bất ngờ khi sử dụng mái hiên

Phần dây cáp cánh tay đòn là phụ kiện không thể thiếu, hỗ trợ trong việc nâng đỡ bạt mái và khả năng thu mở của sản phẩm. Nguyên nhân dẫn đến việc đứt cáp có thể do sử dụng sản phẩm không đúng cách hoặc ảnh hưởng tác động của gió lớn, mưa bão sau thời gian dài.

Sự cố này sẽ khiến cho mái bạt mất đi lực đỡ khiến bạt bị trùng xuống và ảnh hưởng đến khả năng đóng mở của sản phẩm. Vì vậy, khi bàn giao công trình, bạn cần nhờ kỹ thuật hướng dẫn sử dụng một cách cụ thể, bài bản. Hoặc nhờ đơn vị sửa chữa mái hiên chuyên nghiệp thay cáp sản phẩm nếu chẳng may bị đứt.

9. Mái hiên phát ra tiếng ồn – sự cố hay gặp khi sử dụng mái hiên

Mái hiên cảm biến tự động chạy trên đường ray thường được làm từ kim loại để kéo ra hoặc thu vào. Tuy nhiên, đôi khi mái hiên lệch khỏi đường ray sẽ không hoạt động bình thường. Nếu điều này xảy ra, có thể là do mái hiên đã nhảy theo đường ray và cần được sắp xếp lại. Hoặc mái hiên có thể không chạy trơn tru trên đường ray vì những lý do khác, chẳng hạn như tích tụ mảnh vụn, thiếu chất bôi trơn hoặc đường ray bị cong vênh. Vì vậy, bạn nên kiểm tra kỹ phần đường ray, xử lý bụi bẩn tích tụ và sử dụng dầu máy chuyên dụng mái hiên hoạt động trơn tru.

Mái hiên phát ra tiếng ồn

Mái hiên phát ra tiếng ồn

Nếu vấn đề nghiêm trọng hơn, đến mức phải thay thế đường ray, bạn cần sự trợ giúp của đơn vị sửa chữa. Nhân viên đánh giá mức độ hư hại của đường ray, xác định các thiết bị thay thế thích hợp và xử lý việc lắp đặt chúng. 

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cho bạn đọc những sự cố thường gặp khi sử dụng mái hiên cảm biến tự động và hướng khắc phục, xử lý. Hi vong bài viết sẽ giúp bạn có được những thông tin hữu ích nhất, giúp bạn giữ gìn được mái hiên đẹp trong mắt người nhìn.

Bên cạnh đó, Rhitech còn cung cấp và thi công lắp đặt sản phẩm mái hiên cảm biến tự động trên toàn quốc với chất lượng và giá cả cạnh tranh nhất. Nếu bạn có nhu cầu, vui lòng liên hệ tư vấn hoặc đặt hàng với chúng tôi ngay qua số hotline: 0931.34.34.68 hoặc inbox fanpage: https://www.facebook.com/maichecambientudongngoaitroi/

0931.34.34.68